Monday, July 29, 2013

Săn tìm backlink với Google Alerts

( Khởi nghiệp Internet)

Xây dựng backlinks là một việc tất yếu của Internet Marketing, nhưng đặt backlink ở đâu để có hiệu quả vì không phải back link lớn là hiệu quả vì mục đích của bạn là những click để dẫn đên website của mình.

Vì vậy bạn phải đi tìm kiếm các Blog/website có liên quan đến nội dung trên site để sang chơi “đặt quan hệ backlink”. Công việc tìm kiếm này nhàm chán với hầu hết các webmasters và lại phải tiến hành sao cho tiết kiệm thời gian, tránh lan man.
Đây là một chương trình miễn phí do Google điều hành cho phép bạn cập nhật bất kỳ chủ đề (topic) nào đang có trên Website. Bạn lựa từ khóa (keywords) hay “urls” và Google sẽ thông báo cho bạn qua email các link bài viết bất cứ khi nào từ khóa đó có mặt trên web. trong các topic chứa topic bạn đã chọn có mặt tại mọi nơi trên Web.
Đó là một cách rất tuyệt để liên tục được thông báo về domain hay tên của bạn. Cũng thực sự hoàn hảo để cập nhật thông tin mới nhất về vị trí trong thị trường của bạn. Đây cũng là một cách hay để tìm hiểu xem người khác đang nói gì về bạn hoặc site của bạn.

Về Domain:

Chẳng hạn tôi tạo 1 Alert với từ khóa “Khởi nghiệp internet marketing” và yêu cầu nhận email Alert với tần suất 1 tuần/ lần. Cứ đến cuối tuần là Google báo về các site có liên quan đến từ khóa Giải pháp webportal để tôi qua chơi và tham gia các thảo luận tại site đó.
Ví dụ về khai thác các site có cùng chủ để: Nếu bạn có một site về “Internet marketing” thì bạn nên tạo Google Alert với những từ khoá như Internet marketing, Marketing online, eMarketing, Tiếp thị trực tuyến, Tiếp thị điện tử,… Google sẽ thông báo cho bạn qua email bất cứ khi nào một link/một nội dung (content) liên quan tới từ khoá trên xuất hiện trên thế giới Web.
Là một cách tuyệt vời để cập nhật niche*, nhưng cũng là một nguồn giá trị để kết nối với những đối tác tiềm năng. Rất nhiều trong số những link này là blog cho phép bình luận kèm một link kết nối tới site của bạn.
Google Alerts có thể sẽ gửi cho bạn 10-20 link mỗi ngày, điều này tuỳ thuộc liệu từ khoá bạn chọn có thông dụng không. Bạn thử tới những blog/link này và xem liệu bạn có nên để lại lời bình thêm vài thông tin có giá trị liên quan tới chủ đề đang được bàn luận hay không.

Đừng spam

Mục đích chính của chúng ta là đạt được traffic đã dự định với site của của mình và bất kỳ link PR nào cũng chỉ nên xếp thứ 2 thôi.
Luôn luôn đặt khách hàng (người xem) trước nhất, đặc biệt nếu đang ở trên site của ai đó khác. Đừng nói gì về site của bạn hay công việc marketing của bạn – Nên tham gia chuyện trò, thêm lời bình, quan điểm, gợi ý, chia sẻ kiến thức …
Giúp cải thiện site của người khác và phần thưởng họ trao cho bạn sẽ là traffic và một đường links. Nhưng bạn vẫn phải giữ cân bằng mối quan tâm của chính mình! Phải chắc chắn rằng bạn có được từ khoá của mình trong chuỗi ký tự liên kết đó
Thị trường từ khoá
Trước hết, nếu bạn đã xong việc, từ khoá chính của bạn phải có trong domain name hay url rồi. Một cách nữa là thêm “từ khoá” + “chỉ dẫn” vào chữ ký của bạn. Chẳng hạn như: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại,… Nếu bạn là một chuyên gia trong niche cụ thể, sẽ có nhiều webmaster thân ái chào đón những lời bình và link của bạn thôi.
Vì mục đích chính của bạn là traffic, có thể bạn không quan tâm đến người ta sẽ đặt thuộc tính “no follow ” đính kèm với link hay không. Nhưng nếu bạn quan tâm tới điều này, bạn có thể kiểm tra bằng cách copy hoàn toàn mã nguồn của trang đó tới text editor và sau đó tìm kiếm “no follow” rất đơn giản.

No follow

Đây một công cụ nhỏ miễn phí khá hay tên là “Comment Kahuna” đồng tạo bởi Jason Potash. Công cụ này sẽ tìm kiếm blog và thông báo với bạn liệu chúng có attribute “no follow” không, cũng sẽ cho bạn Pagerank của từng bài viết trên blog.
Mặc dù No follow ảnh hưởng đến việc xây dựng backlink của bạn, tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc tạo các mối liên kết với các site “nofollow” nếu nó có nội dung liên quan đến site của mình. Nói chung bạn cần đặt link vào hỗn hợp các site liên quan để tăng rank của chính mình. Cũng phải nhớ rằng các công cụ tìm kiếm khác có thể không coi trọng đuôi “no follow”.
Cũng vậy, tạo trackbacks là một cách nữa để kết nối các thông tin liên quan với nhau. Nhớ rằng một trackback đơn giản là một thông báo thông qua một dấu hiệu chuyền từ site A (site khởi đầu) sang site B (site nhận). Khi đó thì site nhận thường đặt một link nối tới site A thể hiện giá trị của site A.
Ngụ ý đến chất lượng của blog hoặc link hơn là cấu trúc kết nối. Với trackback bạn có tể có traffic mục tiêu nên đừng quá quan trọng việc link đó có ” no follow” không, vì khách viếng thăm quan tâm chỉ xem họ có thể tìm thấy thông tin hữu ích sau khi click link đó hay không thôi.

Những lựa chọn kết nối khác

Vì chúng ta đang bàn về việc tạo dựng link, một cách hữu hiệu để tạo backlink là dùng Google Search hoặc Google Blog. Giờ đây nếu bạn muốn tìm những blog liên quan tới niche chỉ cần gõ:
“Từ khóa”, “powered by (blog scripts))”
Ví dụ như nếu bạn đang tìm vài link liên quan đến “Internet marketing” trên GIG’s website, bạn cần tìm “SEO”, “Search engine submission”, … Và Google sẽ cho bạn toàn bộ list những trang về internet marketing.
Giờ nếu bạn muốn tìm link cho phép bình luận, hãy gõ lại lệnh tìm kiếm Google “Internet marketing” “SEO”, “Search engine submission”, …
Nếu bạn quan tâm tới PageRank, số lượng Backlinks, Ranking trên Alexa…. của những bài viết cụ thể bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí Hitleap, autosurf. Công cụ thuận tiện này có thể đính kèm với website của bạn và sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về link đó, hoặc những link bạn đang xem.
Nếu dùng liên từ trong tìm kiếm, Google có thể phân loại tất cả các bài viết blog và cho bạn những bài viết có PR cao nhất hay không? Hay traffic cao nhất? Hay số lượng backlink cao nhất? Bạn càng có nhiều kiến thức thì việc tạo dựng link của bạn càng dễ dàng và hiệu quả hơn
Hãy nhớ rằng, tìm những backlink chất lượng có thể là công việc chán ngán nhất với hầu hết các webmaster. Cần thời gian và cần sự kiên nhẫn.
Dùng Google Alerts, những link liên quan có cụm từ khoá tương ứng sẽ đến email của bạn mỗi ngày. Hãy sử dụng thông tin này để trợ giúp việc tạo dựng backlink cho riêng bạn trong vị trí tương ứng. Làm việc này bền bỉ một thời gian, website của bạn sẽ được chú ý và rank cao hơn.


Từ khóa tìm kiếm:

  • tạo backlink hiệu quả
  • internet marketing
  • google alerts
  • săn tìm backlink
  • đặt quan hệ backlink
  • lựa chọn từ khóa
  • công cụ miễn phí 
  • PageRank
  • số lượng Backlinks
  • Ranking trên Alexa
  • công cụ miễn phí Hitleap

Wednesday, July 24, 2013

Cách xác định từ khóa (keywords) để SEO hiệu quả

( Khởi nghiệp Internet)
Cách xác định từ khóa (keywords) để SEO hiệu quả

Một khi bạn bắt đầu cho công việc làm SEO của mình. Điều đầu tiên bạn cần hướng đến tất nhiên sẽ là các từ khóa (keywords). Bài viết này tôi sẽ chia sẽ cách để lựa chọn và xác định từ khóa nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bạn.

Như tôi đã nói ở bài viết về 10 thủ thuật SEO cho người mới bắt đầu làm SEO thì điều đầu tiên tất nhiên bạn cần là xác định từ khóa cho website của mình và đặt nó vào các vị trí quan trọng của website như: tiêu đề, nhấn mạnh trong nội dung, đường dẫn url, và tên hình ảnh. Thẻ title và các thẻ header là nơi đặt từ khóa tốt nhất cho website của bạn. Từ khóa chủ đạo tất nhiên sẽ liên quan đến lĩnh vực chính của bạn hoặc những từ mang ý nghĩa chủ lực cho nội dung website của bạn muốn hướng tới người dùng.

Cách xác định từ khóa (keywords) để SEO hiệu quả

Xác định từ khóa chủ đạo

Thông thường, các từ khóa chủ đạo mang tính cạnh tranh cao. Do đó, nếu như từ khóa chủ đạo của bạn có tính cạnh tranh quá cao, thì sau khi xác định từ khóa chủ đạo, bước tiếp theo của bạn là cần xác định từ khóa phụ. Bạn cần phải xác định từ khóa phụ bởi vì một khi bạn chưa thật sự am hiểu nhiều về SEO sẽ làm cho bạn khó khăn và tốn thời gian hơn để thu được kết quả đối với từ khóa chủ đạo.
Đối với những từ khóa có tính cạnh tranh cao, rất khó để cho website của bạn có thể tăng hạng trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ khiến cho bạn khó theo dõi được tính hiệu quả của những công việc mình đã làm.
Để xác định từ khóa chủ đạo, ở đây tôi xin phép lấy ví dụ về việc làm SEO cho website dịch vụ thiết kế trang web.
Dịch vụ chủ đạo sẽ là thiết kế website. Do đó, từ khóa chủ đạo mà tôi xác định sẽ là: “thiet ke web”, thiết kế web, thiet ke website, thiết kế website. Một trong những khó khăn cho việc SEO tiếng Việt là mỗi từ khóa mà bạn muốn làm SEO thì phải làm cả từ không dấu và có dấu. Tuy nhiên, thông thường thì từ không dấu được tìm kiếm nhiều hơn.

Xác định từ khóa phụ

Từ khóa chủ đạo đã được xác định, việc tiếp theo của bạn là xác định từ khóa phụ cho nó. Cách xác định từ khóa phụ có 2 cách như sau:

1. Từ khóa phụ bao gồm từ khóa chủ đạo

Loại từ khóa phụ bao hàm từ khóa chủ đạo sẽ các từ khóa phụ thông thường là những cụm từ có bao gồm từ khóa chính. Tôi xin phép lấy từ thiet ke web làm ví dụ. Lúc này, từ khóa phụ sẽ có thể là: thiet ke web mien phi, thiet ke web gia re, thiet ke web bat dong san, tu van thiet ke web, cac xu huong thiet ke web…

2. Từ khóa phụ được tách ra từ từ khóa chính

Đây là loại từ khóa được tách ra từ các từ khóa chính. Điển hình với từ thiet ke web thì sẽ có từ khóa phụ bao gồm: thiet ke và web. Đặc biệt loại từ khóa phụ này lại có tính cạnh tranh có thể nói thông thường còn cao hơn cả từ khóa chính bởi vì số lượng từ trong keywords ít hơn. Ở đây tôi nói “thông thường” có nghĩa là không phải lúc nào từ khóa có lượng từ ít hơn thì cạnh tranh cao hơn. Nếu như bạn có nhiều kinh nghiệm về làm SEO không quá khó để nghiệm ra được điều này.

Tuy nhiên, vì sao bạn lại cần phải xác định từ khóa phụ dạng 2 này khi thông thường nó lại có tính cạnh tranh cao hơn cả từ khóa chủ đạo. Đó là bởi vì việc tách ra như vậy có thể sẽ tạo thêm cho bạn nhiều lựa chọn hơn để hướng đến mục đích cuối cùng là từ khóa chủ đạo. Tôi lấy ví dụ, đối với việc tách từ khóa như trên, tôi sẽ có thêm hai lựa chọn nữa là từ thiet ke và web. Từ hai lựa chọn mới này bạn lại tiếp tục sinh ra những từ phụ cho nó như: thiet ke logo, thiet ke banner, thiet ke do hoa, web dong, web tinh, web html,…

Sau khi đã có danh sách các từ khóa được xác định, bạn cần phân tích và so sánh tìm hiểu cân đối giữa từ khóa nào được tìm nhiều nhất, từ khóa nào có tính cạnh tranh cao để có lựa chọn hiệu quả nhất cho mình. Bạn có thể dùng Google Keywords Tool để biết được các thông số cần thiết và đưa ra thứ tự ưu tiên cho công việc bạn cần làm. Ngoài ra, công cụ này cũng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình xác định các từ khóa phụ từ những gợi ý đưa ra.

Có lẽ sẽ còn rất nhiều cách khác để hỗ trợ cho việc SEO từ khóa của bạn, nhưng một trong những cách khá dễ mà bạn hàng ngày tiếp xúc với nó chính là Google Suggestion. Google Suggestion có hai dạng, dạng thứ nhất là khi bạn đang gõ trên ô tìm kiếm bạn sẽ thấy một danh sách xổ xuống. Hay khi bạn đã nhận được trang kết quả từ Google, bạn sẽ thường nhìn thấy những gợi ý từ khóa khác nằm ớ dưới cùng trang đầu tiên.
Đối với những người làm SEO lâu năm và kinh nghiệm, có nhiều kiến thức về SEO thì họ sẽ có đủ tự tin để bắt đầu với những từ khóa có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nếu như bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu và làm SEO thì tôi khuyên bạn nên chọn từ có tính cạnh tranh thấp nhằm dễ dàng theo dõi được hiệu quả.

Để xác định được tính cạnh tranh cao hay thấp của một từ khóa thì có rất nhiều yếu tố bạn cần thu thập và có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì đa phần các công cụ không thật sự chính xác lắm. Có lẽ một ngày đẹp trời nào đó tôi sẽ viết bài về các thủ thuật xác định tính cạnh tranh của từ khóa.

Sau khi đã có một danh sách từ khóa với những mức độ ưu tiên, bạn đã có thể bắt tay vào làm SEO và xây dựng nội dung cho website của bạn.
Bạn nên lưu ý là trong quá trình làm SEO và xây dựng nội dung, mỗi từ khóa chính xác chỉ nên hướng đến 1 trang. Cụ thể từ thiet ke web, thiet ke, web, thiet ke web mien phi,… mỗi từ chỉ nên hướng đến 1 trang tương ứng. Ngược lại bạn không nên liên kết một từ chính xác đến nhiều trang, cụ thể là từ thiet ke web lúc thì link đến trang A, lúc thì link đến trang B. Cái này có lẽ tôi không cần phải giải thích nhiều bởi vì thay vì làm như thế tại sao bạn lại không tập trung hết một ý nghĩa cho một trang xác định (thông qua từ khóa), tập trung vào một trang sẽ làm cho trang đó của bạn được đánh giá mạnh hơn. Tất nhiên đối với những trường hợp đồng nghĩa như thiet ke web, thiet ke website, thiết kế web, thiết kế website… thì bạn có thể hướng đến cùng một trang.

Cách liên kết như tôi vừa đề cập theo kinh nghiệm của tôi là hiệu quả nhất mà tôi đúc kết ra từ nhiều yếu tố, có lẽ những gì giải thích ở trên sẽ khiến bạn hơi mơ hồ. Tôi sẽ có một bài viết khác để bổ sung thêm cho vấn đề tại sao lại nên liên kết như vậy để tránh làm loãng chủ đề bài viết này chỉ gói gọn trong phạm vi xác định từ khóa để có chiến lược làm SEO sao cho hiệu quả.

Một số lưu ý khi xây dựng từ khóa

Một điều khá quan trọng bạn cần lưu ý là không nên đặt quá nhiều keywords cho nội dung một trang web (ở đây tôi muốn nhấn mạnh để tránh làm bạn hiểu nhầm là trang web hay web page chứ không phải website là bao gồm nhiều trang web). Việc đặt quá nhiều keywords cho nội dung sẽ bị xem là spam, những con robot của các bộ máy tìm kiếm được lập trình khá tốt để nhận biết được việc bạn lạm dụng từ khóa. Hãy sử dụng từ khóa của bạn một cách khôn ngoan và khéo léo để website của bạn có mật độ từ khóa bạn hướng đến một cách vừa đủ và không gây cho người đọc phải khó chịu. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì mật độ từ khóa vào khoảng 4% – 6% (tức cứ 100 từ thì có khoảng 4 đến 6 từ là từ khóa) thì vừa đủ. Mặc dù vậy, bạn cũng không phải quá bận tâm về mật độ từ khóa, bạn chỉ cần xác định chủ đề và viết nội dung thì thông thường mật độ từ khóa cũng xấp xỉ con số mà tôi đưa ra.

10 thủ thuật cơ bản cho người mới bắt đầu làm SEO

( Khởi nghiệp Internet)

Ngày nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ và Internet, lượng người dùng Internet cũng tăng lên với một con số khổng lồ. Internet trở thành một thị trường tiềm năng và vẫn đang phát triển không ngừng. Đặc biệt, nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng Internet ngày càng nhiều hơn. Do đó, nếu như bạn chỉ thiết kế web mà không quan tâm đến việc marketing trên Internet thì bạn đang có một thiếu sót rất lớn và đồng thời khiến cho website của bạn được thiết kế một cách vô ích.

Để marketing thương hiệu hay sản phẩm và dịch vụ của bạn trên Internet thì có rất nhiều điều cần phải làm. Tuy nhiên, các thủ thuật SEO căn bản mà tôi sẽ giới thiệu là những điều cần thiết mà bạn cần phải thực hiện nếu như muốn vươn xa hơn nữa. Hoặc nếu như bạn có khả năng đầu tư cho việc marketing trên Internet thì đây cũng là những điều căn bản nền tảng mà bạn không thể bỏ qua để khởi đầu.
Đây chỉ là những thủ thuật cơ bản, nó không thế giúp bạn có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm nếu như bạn đang làm SEO với từ khóa có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên đối với những từ khóa có tính cạnh tranh thấp thì website của bạn cũng có khả năng sẽ có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

10 thủ thuật cơ bản cho người mới bắt đầu làm SEO

Theo dõi thứ hạng (rank)

Bạn không thể nào biết được hiệu quả cho công việc SEO của mình nếu như bạn không thường xuyên theo dõi thứ hạng của mình. Có một số công cụ có thể giúp bạn theo dõi thứ hạng của mình một cách dễ dàng như Alexa, Google Toolbar, Google Webmasters Tools, Google Analytics. Đơn giản nhất là khi bạn xem thứ hạng của bạn trên Alexa, Alexa có thể sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về các từ khóa mà người dùng hay vào website của bạn. Hoặc Google Webmasters Tools có thể cho bạn biết website của bạn có từ khóa nào đang nằm ở vị trí nào trên kết quả tìm kiếm. Hay Google Analytics có thể giúp bạn biết được lượng người truy cập vào web, từ nguồn nào, thời gian ở lại web bao lâu, các trang nào được xem nhiều nhất…

Từ khóa (keywords)

Bạn nên xác định từ khóa chủ đạo cho website của mình và đặt nó vào các vị trí quan trọng của website như: tiêu đề, nhấn mạnh trong nội dung, đường dẫn url, và tên hình ảnh. Thẻ title và các thẻ header là nơi đặt từ khóa tốt nhất cho website của bạn. Từ khóa chủ đạo tất nhiên sẽ liên quan đến lĩnh vực chính của bạn hoặc những từ mang ý nghĩa chủ lực cho nội dung website của bạn muốn hướng tới người dùng.
Xem thêm:  Cách xác định từ khóa (keywords) để SEO hiệu quả

Thiết lập liên kết nội bộ (internal link)

Theo các chuyên gia tư vấn SEO, có lẽ không có chiến lược nào cơ bản hơn cho SEO bằng việc liên kết nội bộ, đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể đẩy lượng truy cập vào các trang mà bạn mong muốn và cũng là cách đẩy thứ hạng trên kết quả tìm kiếm một cách đơn giản nhất mà ngay cả những người viết nội dung vẫn có thể làm được thông qua các editor.
Bạn cần phải chuẩn hóa việc tạo liên kết nội bộ khi tạo những trang nội dung mới. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên liên kết (link) các trang nội dung tham khảo khác bằng chữ. Các từ trỏ đến một trang càng tương thích với nội dung trang đó cung cấp bao nhiêu sẽ giúp cho các trang web của bạn có thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm khi người đọc tìm đến bạn thông qua các công cụ tìm kiếm đối với những từ khóa mà bạn tạo ra thông qua các liên kết nội bộ này. Tất cả các liên kết trong nội dung bài viết này là một ví dụ về liên kết nội bộ.
Hãy chắc chắn rằng các liên kết của bạn là tương thích, đồng thời bạn không nên gạch dưới các từ hay cụm từ được link vì sẽ gây khó chịu cho người đọc.

Tạo một sitemap

Sitemap (sơ đồ website) là một công việc cơ bản bạn cần thực hiện nhằm giúp cho các con bot (spider) tiếp cận các trang nội dung một cách dễ dàng hơn. Sitemap thường bao gồm các trang chính trong website của bạn. Bạn cần biết một điều là khi tiếp cận một trang nội dung với càng ít click thì sẽ càng tốt cho và dễ dàng hơn cho việc nội dung của bạn được đánh dấu chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm.

Tạo địa chỉ đường dẫn thân thiện (friendly url)

Các đường dẫn URL cần được tạo ra một cách thân thiện kèm theo từ khóa, từ khóa thường là tiêu đề của trang nội dung. URL thân thiện là URL mà bạn có thể dễ dàng đoán được hay chủ đề nội dung trước khi click vào xem nội dung của URL đó.
Ví dụ như http://blog.autosurf.vn/off-page-seo/backlinks/xay-dung-link-van-de-khong-de.html sẽ có thể được hiểu là trang web trình bày các vấn đề về off-page seo của autosurf.vn.
Tuy nhiên đối với người đọc thì nó hoàn toàn không thân thiện bởi vì nó không giúp người đọc hình dung được nội dung trước khi bấm vào xem. URL tệ nhất là dạng www.website.com/index.php?act=webdesign&id=111, sở dĩ đây là dạng tệ nhất bởi vì ngoài khuyến điểm của ví dụ vừa nêu, nó còn chứa các ký tự đặc biệt làm cho các spider khó khăn hơn trong việc phân tích URL.
Cách thiết lập đường dẫn của bạn không chỉ ảnh hưởng đến spider của các bộ máy tìm kiếm mà còn kém sự thu hút đối với người đọc. Ví dụ về một trường hợp bạn sử dụng công cụ chat và giới thiệu đến danh sách bạn bè của mình về một nội dung bạn cần chia sẽ, cách thiết lập đường dẫn thứ nhất sẽ dễ dàng thu hút được bạn bè của bạn bấm vào để xem nội dung bởi vì họ có thể xác định được nội dung có cần đọc hay không trước khi bấm vào. Loại thứ hai và thứ ba rât dễ bị bỏ qua và thậm chí kiểu URL thứ ba đôi khi còn bị nghi là link có chứa virus.

Tránh việc sử dụng Flash

Flash có thể trình diễn các chức năng hình ảnh và chuyển động phức tạp, nhưng đối với các công cụ tìm kiếm thì hầu như nội dung trong Flash sẽ không được đánh giá cao. Bởi vì cấu trúc mã file của Flash khiến cho bot phải phân tích khó khăn hơn về nội dung của nó. Ở đây là chưa nói đến việc bạn không biết cách ứng dụng Flash cho SEO như thế nào. Nếu như bạn cần có những chuyển động không quá phức tạp thì việc ứng dụng javascript từ các mã javascript chia sẽ hiện nay cũng đủ giúp bạn thực hiện những chuyển động có thể thu hút được người đọc.
Ngoài ra, việc sử dụng frame hay ajax cũng sẽ làm cho bot khó tiếp cận với nội dung trong website của bạn. Tốt nhất là bạn nên hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt nhằm giúp cho website của bạn có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Trong trường hợp bạn buộc phải dùng flash cho trang chủ thì những liên kết từ trang này bạn nên đặt bên ngoài flash.

Tạo mô tả cho hình ảnh (image description)

Các spider chỉ có thể đọc được chữ trong nội dung bài viết và không thể đọc được chữ trong hình của bạn. Nói tóm lại, khi bạn dùng chức năng view source của web browser, các chữ mà bạn nhìn thấy là những chữ mà bot có thể đọc được. Do đó để spider hiểu được hình ảnh của bạn cung cấp, bạn phải dùng thuộc tính ALT để mô tả cho hình ảnh. Và tất nhiên nếu bạn quan tâm đến việc SEO cho hình ảnh thì bạn cũng cần lựa chọn và xác định từ khóa thích hợp và khôn khéo khi tạo các mô tả cho hình ảnh.
Theo một số chuyên gia tư vấn SEO thì những chữ bên ngoài xung quanh hình cũng có thể được bot sử dụng làm nội dung cho hình ảnh. Do đó, việc tạo ra dòng chú thích bên cạnh hình cũng là điều cần thiết nếu như bạn quan tâm đến việc SEO cho hình ảnh. Ngoài ra, việc đưa các chữ trong ALT và chữ chú thích còn giúp cho bạn tận dụng việc thêm từ khóa cho trang nội dung của bạn.

Nội dung website (website content)

Nội dung website của bạn cần phải mới mẻ và thường xuyên cập nhật nhằm giữ lượng truy cập thường xuyên cho website của bạn. Nội dung website là một trong những điểm mấu chốt và là tiêu chí khá quan trọng để đánh giá xếp hạng cho trang web của bạn trên bộ máy tìm kiếm. Việc xây dựng nội dung phong phú hướng đến người dùng và tăng lượng truy cập cũng sẽ hỗ trợ cho việc gia tăng thứ hạng. Ngoài ra, việc cập nhật nội dung của bạn thường xuyên sẽ được bot ghé thăm thường xuyên hơn để cập nhật.
Thông thường các website giới thiệu doanh nghiệp hiếm khi có nội dung cần được cập nhật một cách thường xuyên. Do đó việc thêm chức năng tin tức hoặc chức năng tương tự để cung cấp thông tin cập nhật đến cho người dùng, hay bạn cũng có thể tạo blog trên hệ thống site bạn và cho nhân viên của mình hay các CEO viết blog trên đó cũng là cách để có nội dung cập nhật. Tùy theo nhu cầu cụ thể mà bạn cần chọn lựa giải pháp phù hợp cho các thông tin cập nhật. Ngoài ra các bài viết cập nhật này cũng giúp cho website của bạn khả năng tạo lượng liên kết nội bộ.

Phân phối nội dung thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media)

Việc tạo một trang blog trên website của bạn hay ở đâu đó trong các trang mạng xã hội cũng là một hình thức phân phối nội dung qua Social Media. Ngoài ra, tận dụng tối đa các mạng xã hội để chia sẽ những đường link đến các trang nội dụng của bạn sẽ làm cho website của bạn có thêm lượng truy cập từ mạng xã hội. Hiện nay, có khá nhiều các trang Social Media bạn có thể sử dụng như Facebook, Twitter, Digg, WordPress, Blogger bạn có thể sử dụng để phân phối nội dung đến với người dùng Internet. Lượng truy cập cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm.

Liên kết với website khác (link to other sites)

Một trong những cách để tăng lượng truy cập vào website của bạn là thiết lập các trao đổi liên kết với các website khác. Đặc biệt, việc liên kết với các website đang được đánh giá cao, có thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm hay các website có lượng truy cập tốt sẽ giúp cho website của bạn tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng việc liên kết, việc lạm dụng sẽ bị xem là “link farm” và khiến cho website của bạn có thể bị phạt hoặc tụt hạng. Gần đây nhất, Google đã có những thay đổi về thuật toán để chống web content và link farm. Do đó, bạn cần phải thật sự cẩn thận hơn.

7 bước để SEO cho một từ khóa (Phần 3): Cây ngữ cảnh hay backlink chất lượng cao

( Khởi nghiệp Internet)
Trong bài viết “Bao nhiêu backlinks là đủ cho 1 website” bạn đã thấy rằng, chỉ một backlink từ website có PR cao còn giá trị bằng hàng trăm, hàng ngàn thậm chí hàng triệu backlink từ những website PR thấp. Rất nhiều các bài viết hướng dẫn xây dựng backlink bằng cách comment trên các diễn đàn, blogs ..v..v, việc đó có hiệu quả không? câu trả lời là “có, nhưng chả bao nhiêu”, thậm chí công sức của bạn sẽ đổ xuống sông xuống bể nếu bạn không biết đến 2 khái niệm mà tôi đã đề cập trong những bài gần đây: “nofollow và dofollow” và “Anchor text trong xây dựng backlink“. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về 2 khái niệm này, hãy đọc kỹ trước khi bắt tay vào xây dựng backlink cho website của bạn.

7 bước để SEO cho một từ khóa (Phần 3): Cây ngữ cảnh hay backlink chất lượng cao


Để website bạn có PR=10, bạn chỉ cần có 18 backlink từ các website có PR = 10 hoặc 84 triệu backlink từ những website có PR=1 hoặc 15 triệu backlink từ các website có PR=2 … Vậy bạn sẽ chọn phương án xây dựng các backlink “chất lượng” hay spam để có nhiều backlink? Hãy tin rằng các “search engine” luôn đánh giá bạn thông qua những “người hàng xóm” của bạn. Hãy quan sát sơ đồ sau đây:

Website 39 chỉ có duy nhất 3 backlinks, nhưng đó là 3 backlink chất lượng cao. Các website ở góc (3) có thể có hàng ngàn backlinks, nhưng vị trí của chúng trong “mắt xanh” của các công cụ tìm kiếm vẫn rất thấp. Đó là lí do mà người ta vẫn phàn nàn, tại sao tôi có nhiều backlink hơn website kia mà PR của tôi vẫn thấp hơn họ rất nhiều?
Câu trả lời chỉ nằm gọn trong chữ “chất lượng“. Thêm nữa, nếu “ngữ cảnh” của các trang 12 bổ trợ cho trang 39, thì chúc mừng, bạn đang trên đỉnh của thế giới!
Với cách đặt vấn đề như trên, sau đây là một phương pháp để giúp bạn tự xây dựng những backlink chất lượng cao. Tôi đặt tên phương pháp này là: “Cây ngữ cảnh“. Phương pháp này đã được áp dụng tại một số công ty như tôi đã trình bày ở Phần 2: Xây dựng liên kết ngoài.

 Phương pháp này gồm 3 bước:

  1. Xây dựng lá ngữ cảnh
  2. Xây dựng cành ngữ cảnh
  3. Liên kết cành với gốc
Đây là phương pháp đòi hỏi sự “đầu tư”, bằng tiền, tất nhiên. Do đó mới có khái niệm: phương pháp cho đại gia và phương pháp cho tiểu gia. Việc bạn tổ chức cây liên kết này có bao nhiêu cấp là tùy thuộc khả năng của bạn và mức độ cạnh tranh của từ khóa bạn muốn SEO. Nên bắt đầu với 3 cấp là đủ.

 1. Xây dựng lá ngữ cảnh

Thật là tuyệt vời nếu lá của cây liên kết của bạn lại cũng nằm trong ngữ cảnh của từ khóa mà bạn muốn SEO. Điều này có khó không? Không. Mọi cơ sở của việc này đã được trình bày ở Phần 1Phần 2. Phần 1 giúp bạn 6 bước xây dựng trang web để SEO cho 1 từ khóa, phần 2 xây dựng cơ sở lí luận cho phương pháp này.

1.1 Chọn một từ khóa dài cho lá ngữ cảnh

Hãy chọn một từ khóa dài nhất cho lá, tất nhiên càng lên cao, từ khóa cần ngắn hơn tùy theo cấp độ của cây ngữ cảnh bạn đang xây dựng. Ví dụ: Nếu bạn muốn SEO cho từ khóa “xem điểm thi” trong 1 cây ngữ cảnh 3 cấp thì từ khóa cho cành có thể là:
  • xem điểm thị 2011
  • xem điểm thi đại học
  • xem điểm thi tốt nghiệp …
từ khóa cho lá có thể là:
  • xem điểm thi đại học bách khoa
  • xem điểm thi các trường cao đẳng …
Đây chỉ là một ví dụ, việc chọn từ khóa theo ngữ cảnh hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của bạn. Lưu ý, ngữ cảnh phù hợp chứ không nhất thiết phải trùng từ khóa, tôi tin rằng, các công cụ tìm kiếm biết rằng, từ khóa : ôn thi, tuyển sinh và điểm thi là liên quan mật thiết.

1.2 Mua (đại gia) hoặc Đăng kí miễn phí (tiểu gia) tên miền cho lá ngữ cảnh

Hãy chọn mua tên miền trùng với từ khóa dài cho lá ngữ cảnh mà bạn đã chọn, điều này rất quan trọng, vì bạn đã biết rằng những tên miền chứa từ khóa tìm kiếm sẽ được ưu tiên trước tiên trong kết quả mà các “search engine” hiển thị.
Nếu bạn không phải đại gia, hãy tìm kiếm các tên miền miễn phí hoặc đăng ký các blog miễn phí có sub-domain trùng với từ khóa, tuy không hiệu quả mạnh như cách mua tên miền nhưng cũng không quá tệ.

1.2 Xây dựng nội dung cho lá ngữ cảnh

Hãy tối ưu hóa nội dung cho từ khóa mà bạn đã chọn cho lá ngữ cảnh này, bám sát 6 bước tôi đã trình bày ở phần 1, đừng xây dựng 1 trang duy nhất, hãy xây dựng các trang phụ trợ cho trang trung tâm của lá ngữ cảnh này.
* Công cụ tốt nhất mà bạn nên sử dụng để xây dựng trang là WordPress
** Không liên kết các lá ngữ cảnh cùng cấp với nhau
*** Lá ngữ cảnh chỉ nên chứa 1-2 link tới cành ngữ cảnh trên nó
**** Bạn có thể áp dụng các phương pháp xây dựng backlink (mà đa phần là spam) cho các lá ngữ cảnh, vì dù lá có héo, bạn cũng chỉ mất đi 1 lá mà thôi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cây.

2. Xây dựng cành ngữ cảnh

Việc xây dựng cành ngữ cảnh hoàn toàn giống như xây dựng lá ngữ cảnh. Vấn đề là bạn tổ chức bao nhiêu cấp? Tính cạnh tranh của từ khóa càng cao, cành phải càng nhiều cấp. Tương tự như những lưu ý trong lá ngữ cảnh, cành cùng cấp không nên liên kết đến nhau và chỉ nên chứa 1-2 link tới cành cấp trên hoặc gốc.

3. Liền kết cành với gốc

Hãy tăng dần lượng liên kết từ cành đến gốc (website) của bạn theo thời gian. Những gì bạn đã gieo trồng cho lá và cánh sẽ nở hoa kết trái trên gốc (trang web) của bạn.
Khi đọc đến cuối bài viết này, bạn đã thực sự biết được cách thức xây dựng “cây ngữ cảnh” cho trang web của mình. Nhưng quan trọng hơn là bạn phải chăm bón và phát triển để cây ngữ cảnh của bạn ngày càng cao và nhiều bóng mát. Điều này cũng đòi hỏi thời gian. Vậy câu hỏi ở đây là: Traffic của các lá ngữ cảnh của tôi sẽ từ đâu đến? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì chất dinh dưỡng của cây ngữ cảnh này sẽ từ lá, thấm sâu vào cành và cô đọng tại gốc tức là trang web của bạn. Tôi sẽ hỏi lại bạn rằng: Sao bạn không nghĩ là  google (hay các công cụ tìm kiếm) sẽ chăm sóc cây ngữ cảnh này cho bạn mỗi ngày?  (điểm then chốt là ở đây và là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này).

Câu trả lời sẽ có ở Phần 4.

Bài liên quan:
1. 7 bước để SEO cho một từ khóa (Phần 1)
2. 7 bước để SEO cho một từ khóa (Phần 2): Xây dựng liên kết ngoài

Anchor text trong link building: Những điều cần lưu ý

( Khởi nghiệp Internet)

Đoạn text dùng trong link đến site (gọi là anchor text) có ảnh hưởng rất quan trọng đến vị trí xếp hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Ví dụ, nếu nhiều người dùng text “buy blue widgets” để link đến site của bạn, thì nhiều khả năng site của bạn sẽ có thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm với cụm từ “buy blue widgets” trong kết quả tìm kiếm của Google.

Link text hay còn gọi là anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link. 

 Ví dụ:
HTML Code:
<a href="http://www.example.com">xyzt abc</a> xyzt abc là link text (hay anchor text)
Nhưng trong nhiều trường hợp link text không được sử dụng. Hãy kiểm tra tất cả các link của bạn để chắc chắn rằng link text sẽ được Google sử dụng

1. Thuộc tính

Những link có thuộc tinh rel=”nofollow” Google sẽ không sử dụng link text. Ví dụ:
HTML Code:
<a href="http://www.example.com" rel="nofollow">great keyword</a>
Bạn có thể kiểm tra link bằng cách view source hoặc bằng một số công cụ như IBP

2. Trong URL có ký tự đặc biệt

Nếu trong URL có những ký tự đặc biệt Google sẽ không thể index link đó đúng được. Ví dụ:
HTML Code:
<a href="http://www.example.com ">great keyword</a>
Trong ví dụ trên có một dấu trắng (space) ở cuối URL. Một số webmaster phát hiện ra rằng Google sẽ không nhận link text nếu link có dấu trắng ở đâu hoặc cuối URL.
Chú ý rằng hầu hết các trình duyệt có thể tự sửa lỗi link và nó sẽ hoạt động bình thường trên trình duyệt. Tuy nhiên search engine spider có vẻ khó tính hơn với các link không chuẩn (hoặc có thể đánh giá thấp link này)

3. Link sử dụng 301 redirect

Matt Cutts mới đây đã khẳng định rằng Google bỏ qua những anchor text sử dụng 301 redirect. Ví dụ:
HTML Code:
<a href="http://www.example.com/page.htm">great keyword</a>
Khi vào page http://www.example.com/page.htm server redirect đến trang http://www.example.com bằng 301. Trong trường hợp này google sẽ bỏ qua link text “great keyword”

4. Trong một trang (page) chỉ một link được chấp nhận

Nếu một trang có 2 link cùng đến một URL google sẽ chỉ sử dụng text link của link đầu tiên và bỏ qua link text của link thứ 2. Ví dụ:
HTML Code:
<a href="http://www.example.com">This</a> is an example.
The link text <a href="http://www.example.com">great keyword</a> will be ignored by Google.
Link thứ nhất và link thứ 2 đều trỏ đến URL http://www.example.com, vì vậy google chỉ lấy link text của link đầu tiên tức là từ “This” còn cum từ “great keyword” sẽ bị bỏ qua. Nhưng nếu 2 link cùng trỏ đến 1 domain nhưng URL khác nhau thì Google sẽ sử dụng cả 2 link text. Ví dụ:
HTML Code:
<a href="http://www.example.com/page1.htm">This</a> is an example.
The link text <a href="http://www.example.com/page2.htm">great keyword</a> will be ignored by Google.
Links là yếu tố quan trọng nhất để bạn đạt thứ hạng cao trên Google và search engine khác.

Bao nhiêu backlink là đủ cho một website?

( Khởi nghiệp Internet)
Google Pagerank (viết tắt là PR) là một trong những chỉ tiêu đầu tiên về tính phổ biến của một website. Thực tế, nhiều công ty hay mạng quảng cáo sử dụng PR như một giá trị ngầm để quyết định tiếp nhận quảng cáo hay không chấp nhận quảng cáo của một website khách trên website họ. Cũng vì những lý do này, các blogger, webmaster cố gắng duy trì nâng cấp PR của mình.
Cần bao nhiêu Backlink cho một website?
Một thực tế dễ nhận thấy là những website có nhiều backlinks từ các website khác sẽ có thứ hạng cao hơn những website có ít backlink hơn trừ trường hợp các website có ít backlinks nhưng những backlinks đó được liên kết từ các website có PR cao hoặc backlink tốt. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ về số backlinks cần thiết cho một website.
Bảng dữ liệu bên dưới được đánh số dữ liệu từ 1 đến 10 tương ứng với số điểm PR đạt được. Trục ngang cho thấy số lượng backlinks bạn cần phải có để đạt được số điểm PR tương ứng. Số lượng PR sẽ giảm bớt dần nếu backlinks xuất phát từ các trang có PageRank đặc biệt cao. Chẳng hạn, website của bạn muốn có điểm PR là 5, bạn cần phải có 3 backlinks từ các trang có PR là 6 hoặc là 101 backlinks từ các trang có PR 3.
Bao nhiêu backlink là đủ cho một website

Những số liên kết trên sẽ giải thích được sức mạnh từ các website có PR cao. Thực chất nếu bạn có một website có PR tốt, bạn có thể bán những backlinks của mình cho những website có thứ hạng thấp hơn và mong muốn nhận được backlink từ bạn để cải thiện thứ hạng.
Số liên xếp hạng của PR được thực hiện bởi Google khoảng 3,4 lần trong một năm – là giá trị được tính toán từ 0 đến 10. Nhưng nội tại Google được tính toán dựa trên cơ sở thời gian thực để xếp hạng kết quả tìm kiếm. Và tại đây, thứ hạng của các website không phải là một số nguyên từ 0 đến 10.
Tuy nhiên, nếu bạn có những trang nội dung tốt, thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm thì cho dù điểm PR của bạn thực sự thấp hoặc tệ hơn – bằng 0 thì bạn vẫn có cơ hội được đứng ở những vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

Sunday, July 21, 2013

7 bước để SEO cho một từ khóa (Phần 2): Xây dựng liên kết ngoài

( Khởi nghiệp Internet)
Xây dựng liên kết ngoài

Trong 7 bước để SEO một từ khóa Phần 1, có 6 bước đầu tiên tập trung vào ON-PAGE SEO, đó là những bước chỉ cần tỉ mỷ và đúng nguyên tắc là bạn sẽ làm được.
Trong bước 7: Xây dựng liên kết cũng chia ra làm 2 phần:
  • Xây dựng liên kết trong
  • Xây dựng liên kết ngoài
Việc xây dựng liên kết trong cũng rất quan trọng, nhưng đơn giản. Tôi cũng đã có một ví dụ về cách xây dựng các liên kết trong nhằm nâng cao mức độ “quan trọng” của từ khóa. Phần 2 sẽ tập trung vào một phương pháp ít người biết để xây dựng các liên kết ngoài chất lượng cao.

Các phương pháp xây dựng backlink thông thường

Chắc các bạn làm SEO ai cũng biết,  muốn google pagerank càng cao thì bạn phải có nhiều back link tới trang web của bạn từ các trang web khác và quan trọng là các web đó cũng phải có google pagerank cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị trí mà trang web của bạn sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm khi người dùng thực hiện tìm kiếm một từ khóa.

4 cách thông thường mà ai cũng biết là:

  1. Mua links
  2. Trao đổi link
  3. Spam bài viết hay comments
  4. Linkbaiting (đây cũng là một phương pháp hay, có dịp tôi sẽ trình bày kỹ, đầu tiên bạn có thể tham khảo “Chiến thuật gây shock” trong bài viết 10 chiến thuật SEO có thể giúp bạn vượt qua đối thủ
Hai cách đầu tốn kém cả tiền bạc lẫn thời gian mà khó kiểm soát chất lượng, cách spam thì ít kiếm được web chất lượng và các web blog đều chống spam link cả rồi hoặc link bạn spam đều bị mã hoá hay đặt tag NOFOLLOW để goolge không theo.

Cơ sở của phương pháp mới

Phương pháp này dựa trên cơ sở đầu tiên của bài viết: 12 Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng On-page SEO, đó là “Từ khóa trong tên miền“. Ai ai cũng biết rằng, đây là một lợi thế không nhỏ. Dù công bố hay không, thì các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên những tên miền có chứa từ khóa trong đó lên trên trong bảng kết quả.
Tôi đã được chứng kiến một công ty lớn trong lĩnh vực truyền thông (xin giấu tên) thực hiện phương pháp này, với gần 1000 domain cho 1 cụm từ khóa, và tất nhiên họ chiếm lĩnh tuyệt đối cụm từ khóa đó trên trang 1 của kết quả tìm kiếm. Có thể bạn sẽ nói: 1000 domain ư? Nhiều tiền quá, nhưng tôi không nghĩ vậy, với khoảng 5000-7000$ / 1 năm để làm chủ nhân của 1 cụm từ khóa chiến lược theo tôi là quá quá rẻ !
Trong phần 3 tôi sẽ trình bày kỹ phương pháp thực hiện phương pháp này, chia làm 2 phần: Phương pháp đại gia và phương pháp tiểu gia :)

Xin đón đọc phần 3: 7 bước để SEO cho một từ khóa (Phần 3): Cây ngữ cảnh hay backlink chất lượng cao.

10 chiến thuật SEO có thể giúp bạn vượt qua đối thủ

( Khởi nghiệp Internet)
10 chiến thuật SEO có thể giúp bạn vượt qua đối thủ

Muốn chiến thắng đối thủ trong khi làm SEO, một mặt bạn phải tuân thủ các luật lệ trong SEO, mặt khác bạn phải dùng mưu mẹo mới có thể hạ được các đối thủ lỳ lợm. Bài viết này xin trình bày một số chiến thuật SEO có thể giúp bạn vượt qua đối thủ. Bạn có thể chỉ cần sử dụng một chiến thuật duy nhất hoặc kết hợp các chiến thuật với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

10 chiến thuật SEO có thể giúp bạn vượt qua đối thủ 


1.Backlink:  

Chiến thuật này được sử dụng rất phổ biến bởi các SEOer. Với họ càng nhiều backlink càng tốt, họ lấy từ bất cứ liên kết nào, từ liên quan đến không liên quan trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên áp dụng chiến thuật này đối với những site mới rất dễ rơi vào sandbox. Do đó bạn hãy cẩn thận đối với chiến thuật nguy hiểm này.

2. Content: 

Bạn cũng biết rằng các SEOer thường nói với nhau là content is king. Do đó, một số người sẽ chỉ sử dụng content làm chiến thuật chính. Bạn có thể thấy rõ nhất ở các website báo chí, hoặc website mạng xã hội, diễn đàn…

3. Trao đổi link 2 chiều: 

Các đối tác cảm thấy có thể trao đổi các liên kết liên quan với nhau. Chiến thuật này cũng khá hiệu quả vì các website liên quan thường kích rank rất mạnh.

4. Trao đổi link 3 chiều: 

Chiến thuật này sẽ dùng những website trung gian để tạo backlink cho website chính. Đây là một chiến thuật thông minh và có nhiều hiệu quả. Lấy website trung gian ra để đỡ đạn làm bàn đạp cho website chính.

5. Ngoại tuyến: 

 Chiến thuật ngoại tuyến là một chiến thuật thông minh và có hiệu quả cao. Độ tin cậy của website sẽ tăng cao nếu bạn thực hiện thành công chiến thuật này. Nó như thế nào? Bạn hãy làm những công việc liên quan gián tiếp đến website để gia tăng số lượng truy cập vào website. Ví dụ : offline forums, các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo, các hoạt động tài trợ, các cuộc thi có thưởng…

6. Từ khóa dài: 

 Đây là chuyến thuật mà rất nhiều website mới thường sử dụng. Thực tế là ban đầu nếu tập trung vào các từ khóa cạnh tranh sẽ không tốt và mang lại rất ít hiệu quả. Đơn giản vì hầu hết nguồn traffic của website đều đến từ các từ khóa dài, từ khóa ít cạnh tranh. Do đó quảng bá website cho thật nhiều từ khóa dài, ít cạnh tranh trước khi làm các từ khóa hot, ngắn hơn.

7. Chuyên gia: 

 Khi bạn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó thì rất nhiều người biết đến bạn và nghe theo bạn. Khi đó website của chuyên gia thường được rất nhiều người quan tâm.

8. Chiến thuật gây shock: 

 hoặc còn được gọi là tạo scandal. Lợi dụng sự tò mò, hiếu kỳ của nhiều người để hướng họ đến website của mình. Chiến thuật này còn sử dụng cả trong các kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp chứ không riêng gì trong SEO.

9. Lấy thịt đè người: 

Thường các website có tiềm lực lớn về liên kết và nội dung sẽ dễ dành thế áp đảo so với những website nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào chiến thuật này cũng thắng và đôi khi nếu áp dụng không đúng, nó sẽ là con dao 2 lưỡi và rất dễ bị quy vào lỗi spam.

10. Dương đông kích tây: 

Người sử dụng chiến thuật này bên ngoài thì tập trung quảng bá cho một website khác, nhưng bên trong lại ngầm phát triển website mà có ý định đưa lên top. Khi cơ hội đến họ bắt đầu tung ra website chính mà họ đã âm thầm phát triển trong quá khứ. Cách này khá lợi hại và nhiều lúc làm các đối thủ phải bối rối.

12 Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng SEO On-page

( Khởi nghiệp Internet)

12 Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng SEO On-page

Tối ưu website được xem là khâu quan trọng và phức tạp nhất trong quá trình SEO cho một website. Tất nhiên đó là bước không thể bỏ qua nếu như website của bạn muốn có nhiều từ khóa quan trọng nằm trên top trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê danh sách các các yếu tố quan trong nhất để tối ưu website của bạn.

12 Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng SEO On-page

1. Từ khóa trong tên miền

Nếu có thể, hãy chọn mua tên miền có cụm từ trùng hoặc có các từ gần với từ khóa chính mà bạn muốn lên top của Google. Đây là lợi thế không nhỏ khi SEO theo từ khóa.
Ví dụ: Muốn SEO từ khóa “khởi nghiệp internet” lên top 1 Google thì nên chọn tên miền có cụm từ liên quan như: khoinghiepinternet.*, khoinghiep.*…

2. Title của website

Title là cụm từ ngắn gọn mô tả website của bạn, đó là điều mà bạn muốn thông điệp và nhấn mạnh về website của mình. Các công cụ tìm kiếm thường đánh giá rất cao Title của một website.

3. Thẻ Meta Description

Các bọ tìm kiếm cũng đánh giá rất cao thẻ Meta Description. Bạn nên chọn những cụm từ mô tả chính xác về những chủ đề chính có trên website của bạn.

4. Thẻ Meta Keywords

Mặc dù với những thay đổi về thuật toán hiện nay, Google không còn quá quan trọng vào thẻ Meta Keywords nữa. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi tối ưu website của bạn.

5. Thẻ Alt trong hình ảnh

Các bọ tìm kiếm như một người mù, chúng sẽ không thấy được những hình ảnh có trên website của bạn. Do đó chúng sẽ nhận biết bằng việc phân biệt các thẻ Alt mà bạn gán cho hình ảnh trên website của mình.

6. Đường dẫn thân thiện

Đường dẫn các bài viết tuyệt đối nên ngắn gọn và thân thiện với bọ tìm kiếm
Với một website có đường dẫn của bài viết dạng như: http://www.dangnhanh.vn/dich-vu/dang-tin-quang-cao/dang-tin-quang-cao-la-gi.html sẽ được các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và index hơn thay vì những website có đường dẫn bài viết như sau: http://duongdankhohieu.com/News.aspx?cid=10&id=67557&d=13102010

7. Tiêu đề của bài viết

Tiêu đề bài viết nên dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa bao hàm của bài viết đó. Một tiêu đề bài viết có chứa các từ khóa mà bạn muốn tối ưu và được làm nổi bật bằng các thẻ H1, H2 và H3 sẽ giúp các bọ tìm kiếm dễ dàng nhận dạng khi duyệt nội dung trên website của bạn.

8. Chuẩn HTML

Nên tuân theo đúng chuẩn của W3C khi thiết kế một website. Một website có quá nhiều mã lỗi sẽ bị mất điểm với các bọ tìm kiếm.

9. File Robots.txt

Robots.txt giống như người chỉ đường, giúp bạn hướng các bọ tìm kiếm đến những khu vực cần thiết khi duyệt nội dung trên website.

10. Sitemap XML

Tạo sitemap sẽ giúp các bọ tìm kiếm đỡ tốn thời gian duyệt nội dung trên website của bạn.

11. Từ khóa trong nội dung bài viết

Khéo léo chèn cả từ khóa vào nội dung bài viết, nhưng phải giữ được ý nghĩ của từng câu từng chữ trong bài viết của bạn. Đây là yếu tố rất quan trọng để tối ưu nội dung trên website của bạn.

12. Nội liên kết

Liên kết các bài viết liên quan với nhau trên một website. Điều này giúp các bọ tìm kiếm dễ dàng tìm nội dung liên quan giữa các trang, đồng thời cũng là cách giúp giữ chân người đọc.


Từ khóa tìm kiếm:
  • Tối ưu website
  •  Liên kết các bài viết liên quan
  •  chèn cả từ khóa vào nội dung bài viết
  •  tối ưu nội dung trên website
  •  12 Yếu tố quan trọng nhất 
  • ảnh hưởng đến SEO On-page
  • từ khóa trong nội dung bài viết
  • tu khoa trong bai viet
  • seo on page
  • cach seo hieu qua
  • phuong phap toi uu website
  • toi uu hoa blog

Xây dựng và tối ưu hóa Landing pages

( Khởi nghiệp Internet)


Landing Pages là gì?
Trong một trang web có rất nhiều nội dung hay nhiều sản phẩm/ dịch vụ cần quảng cáo.Việc tối ưu hóa cho một trang tổng hợp là rất khó và thường không hiệu quả. Nhiều người vẫn cố gắng thực hiện tối ưu hóa trang chủ, trong phần lớn các trường hợp, đây là một nỗ lực tuyệt vọng.
Hãy tưởng tượng trang web của bạn là một siêu thị, chẳng lẽ siêu thị chỉ có một lối vào duy nhất là “home page” hay sao? Tại sao bạn không xây dựng thật nhiều “lối vào” khác nhau cho siêu thị của bạn? Điều đó sẽ nâng cao chất lượng của nội dung cũng như thu hút lượng khách vào siêu thị lớn hơn.
Đối với mỗi lối vào, bạn hãy chú trọng xây dựng vào một nội dung hay 1 sản phẩm/ dịch vụ riêng biệt, tránh chung chung, mà đây phải là một điểm nhấn để khách hàng quyết định sử dụng thông tin, sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.
Tóm lại: bạn có thể hiểu khái niệm “landing pages”  của một trang web như là các lối vào khác nhau của một siêu thị. Ví dụ này là một minh họa rõ ràng và dễ hình dung.
Quảng bá website bằng  xây dựng và quảng bá landing pages
Vì landing pages chỉ tập trung vào một loại nội dung, sản phẩm hay dịch vụ, nên việc xây dựng khá đơn giản. Hãy chọn một hoặc cùng lắm là hai từ khóa cho một landing page.
Một số lưu ý khi xây dựng landing pages:
  1. Landing page cần hướng tới trung tâm (homepage)
  2. Đừng tạo những vòng lặp vô hạn giữa các landing page
  3. Nắm vững 6 bước đầu tiên trong bài viết “7 bước để SEO 1 từ khóa” khi xây dựng landing page
Khi quảng bá website, nhiều người tập trung vào quảng bá trang chủ, SEO cho trang chủ, quảng cáo PPC cũng liên kết đến trang chủ,… tôi không nói điều đó là không tốt, nhưng tôi nói rằng điều đó là kém hiệu quả. Kém hiệu quả đối với khách hàng, kém hiệu quả đối với các công cụ tìm kiếm.
Bạn nên tập trung các nỗ lực quảng bá website của bạn thông qua việc xây dựng và quảng bá các landing pages, đó là một cách đi khôn ngoan bởi làm SEO hay quảng cáo cho landing page sẽ dễ dàng mang lại hiệu quả cao hơn so với các trang tổng hợp. Không thể chối cãi rằng, những website tốt nhất là những website có landing page tốt nhất.


Từ khóa tìm kiếm:

  • Xây dựng landing pages
  • landing pages là gì
  • tối ưu hóa landing pages
  • xây dựng và tối ưu website
  • landing pages và blog
  • 7 bước để SEO từ khóa
  • tối ưu hóa cho một trang
  • Quảng bá website
  • xây dựng và quảng bá landing pages
  • quảng bá trang chủ
  • quảng cáo PPC

7 bước để SEO cho một từ khóa (Phần 1)

( Khởi nghiệp Internet)
Khi bạn đã chọn được một từ khóa quan trọng và muốn SEO từ khóa này cho trang web của mình, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó một cách tối ưu nhất. Trước khi bắt đầu, tôi khuyến nghị rằng, bạn nên sử dụng chỉ một từ khóa cho mỗi trang, điều đó sẽ giúp các công cụ tìm kiếm xác định nội dung trang web của bạn dễ dàng hơn.
Thêm nữa, bạn nên sử dụng “từ khóa dài” nếu có thể. Hãy tập trung vào chi tiết của sản phẩm thay cho từ khóa mô tả chung về sản phẩm, chẳng hạn, nếu bạn là một công ty thiết kế website, tất nhiên bạn muốn SEO từ khóa “thiết kế web”, nhưng để thu hút chính xác đối tượng khách hàng mà bạn tìm kiếm, cũng như giảm bớt sự cạnh tranh, bạn nên chọn các từ khóa dài hơn như: “thiết kế web giá rẻ”, “thiết kế web bán hàng”, “thiết kế web chuyên nghiệp”, “thiết kế web giá 3 triệu”, “thiết kế web trong vòng 1h”, ..v..v
Bước 1: Đặt từ khóa của bạn trong thẻ tiêu đề <title>
Nơi đầu tiên và quan trọng nhất để đưa từ khóa của bạn vào là trong thẻ tiêu đề của trang web. Các công cụ tìm kiếm sẽ liệt kê tiêu đề đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Tiêu đề cũng được hiển thị ở phía trên trái của cửa sổ trình duyệt mỗi khi khách truy cập trên trang web của bạn.
<title> cụm từ chứa từ khóa của bạn </ title>
Bước 2: Sử dụng từ khóa của bạn trong thẻ mô tả <description> một cách khôn ngoan
Từ khóa của bạn phải được nằm ở một nơi nào đó trong nội dung thẻ <description>. Phần mô tả cũng được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, đây là một cơ hội để bạn có thể viết một thông điệp giới thiệu hấp dẫn để độc giả sẵn lòng bấm vào. Hãy suy nghĩ rằng, bạn đang được hưởng một quảng cáo miễn phí.
Hãy viết một mô tả không chỉ bao gồm từ khóa của bạn mà còn bao gồm một lợi ích và kêu gọi hành động cho khách hàng.
<meta name=”description” content=”Mô tả của bạn” />
Bước 3: Sử dụng từ khóa trong Heading và Subheading
Các thẻ heading là rất quan trọng đối với cấu trúc của trang web của bạn, hãy sử dụng chúng một cách thường xuyên.
Đây là một cơ hội nữa để sử dụng từ khóa:
<h1> nhóm 1 sử dụng từ khoá </ h1>
<h2> nhóm 2 sử dụng từ khóa </ h2>
<h3> nhóm 3 sử dụng từ khoá </ h3>
Bước 4: Sử dụng từ khóa của bạn trong nội dung một cách khôn ngoan
Hãy sử dụng từ khóa của bạn trong nội dung một cách khôn ngoan. Đừng bao giờ hy sinh sự toàn vẹn của nội dung bằng cách nhồi từ khóa một cách bừa bãi, vì điều đó làm gián đoạn nghiêm trọng đến “dòng chảy” nội dung trên trang web của bạn, cũng như tạo sự cảnh giác cho bộ máy tìm kiếm.
Trên thực tế, các công cụ tìm kiếm sử dụng nhiều yếu tố để xác định sự liên quan giữa trang web với từ khoá của bạn, thậm chí bạn còn không cần phải đặt từ khóa của bạn trong nội dung, tuy nhiên cá nhân tôi muốn đề nghị sử dụng nó ít nhất một lần.
Bước 5: Sử dụng từ khóa của bạn trong thẻ “alt” cho hình ảnh
Nếu bạn có hình ảnh trên trang web, hãy tận dụng để chèn từ khóa của bạn trong văn bản Alt cho hình ảnh.
Dưới đây là định dạng về cách sử dụng các văn bản alt:
<img src=”images/filename.png” alt=”keyword phrase” width=”300″ height=”150″ border=”0″ />
Bước 6: Tạo trang web mà tên file có chứa từ khóa của bạn
Đây lại là một nơi tuyệt vời để từ khóa của bạn được sử dụng một lần nữa. Ví dụ: một tên trang như randompagename.html cần được thay bằng một tên khác chứa từ khóa của bạn.
Nếu từ khóa của bạn là “thiet ke web gia re“, thì tên trang web của bạn phải là: thiet-ke-web-gia-re.html.
Bước 7: Xây dựng các liên kết hiệu quả
Nếu trang web này đựoc thể hiện trên Menu, hãy sử dụng chính xác từ khóa cho tên menu.
Xây dựng các trang nội bộ có liên quan và liên kết chúng lại với nhau và với trang gốc. Điều này rất quan trọng, vì nó sẽ gia tăng “mức độ quan trọng” cho trang gốc cũng như từ khóa trên trang gốc. Ví dụ: Nếu từ khóa của trang gốc là “thiết kế website” thì bạn hãy xây dựng các trang phụ như:
  • Giá thiết kế website
  • Thiết kế website theo yêu cầu
  • Thiết kế website đa giao diện
  • Khách hàng thiết kế website
Liên kết từ các website khác đến trang web của bạn là vô cùng quan trọng. Hầu hết mọi người tập chung vào xây dựng các liên kết cho trang chủ . Điều đó là tốt, nhưng theo tôi, quan trọng nhất là những trang nội bộ của bạn cần nhận được lưu lượng truy cập từ các liên kết ngoài có chứa từ khóa của bạn trong liên kết đó (anchor text của liên kết).
Có rất nhiều cách tối ưu trang web cho cụm từ khóa của bạn, nhưng đây là cách dễ nhất và trực quan nhất cho việc bắt đầu. Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để chọn ra được một từ khóa tốt nhất khi mà chúng vẫn còn được miến phí!

Friday, July 19, 2013

Hướng dẫn đăng ký Stablehost giảm giá hosting 40%

( Khởi nghiệp Internet)
Stablehost là một hosting nổi tiếng thế giới và được cộng đồng blogger Việt Nam tin dùng bởi tốc độc nhanh và ổn định. Stablehost được thành lập từ năm 2002, có server đặt tại Mỹ và Châu Âu. Hiện tại Stablehost đang có chương trình khuyến mãi giảm giá hosting lên tới 40% với coupon SALEOFF, các bạn nhanh tay đăng ký nhé.


Hướng dẫn đăng ký

Các bạn truy cập vào trang đăng ký và chọn gói hosting phù hợp, click vào button “SIGN UP NOW”



 
Ở bước tiếp theo, nếu đã có sẵn domain thì tick vào lựa chọn cuối "i will update my nameservers on an existing domain..." gõ tên miền của bạn vào. Nếu chưa có domain có thể đăng ký tên miền tại godaddy.com hoặc namecheap. Click tiếp vào “Click to Continue”

Tiếp theo bạn có thể chọn như hình, với Billing Cycle chọn chu kỳ 12 tháng để được mức giá tốt nhất, Hosting Location có thể chọn Mỹ hoặc Châu Âu. Click tiếp vào “Add to Cart”

Tiếp theo là bước quan trọng để được giảm giá, bạn điền coupon SALEOFF vào ô Promotional Code, click vào “Validate code”
Kết quả sau khi điền coupon như hình dưới. Tiếp theo click vào “Checkout”



Tiếp theo điền thông tin của bạn. Nếu bạn thanh toán bằng Paypal thì tick vào Paypal, nếu thanh toán bằng thẻ Credit Card thì tick vào Credit Card, nếu có thẻ Trustcard có thể điền thanh toán bằng TRUSTCard. Điền xong, click tiếp vào “Complete Order”

Tiếp theo là trang thông tin hóa đơn, Click vào button “PayPal Check Out” để tiến hành thanh toán, quá trình thanh toán bằng Paypal khá đơn giản, bạn đăng nhập vào paypal thanh toán như bình thường, mình sẽ không nhắc nữa.
Sau vài phút sẽ có thông tin tài khoản hosting gửi vào email cho bạn. Chúc bạn thành công

Tìm trên Google

  • huong dan dang ky stablehost

Wednesday, July 17, 2013

Tự động chèn link cho từ khóa trong bài viết của blogspot

( Khởi nghiệp Internet)
Bình thường để chèn link vào một từ khóa trong bài viết bạn phải thực hiện thủ công. Như vậy với bài viết có nhiều từ khóa xẽ rất bất tiện. Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách để tự động chèn liên kết (link) vào các từ khóa (keywork) nằm trong bài viết của bạn mà không phải vất vả thêm thủ công từng link bằng tay...
Ảnh minh họa:
 Tự động chèn link cho từ khóa trong bài viết của blogspot

Bài viết được lấy từ hướng dẫn ở blog của Namkna

 Tự động chèn link cho từ khóa trong bài viết của blogspot

1. Đăng nhập vào tài khoản Blogger
2. Vào Mẫu (Template)
3. Chọn chỉnh sửa HTML (Edit HTML)
4. Chọn một trong 2 đoạn code bên dưới và chèn nó  ngay trước thẻ </head>


- Đoạn 1:  Các liên kết mở ngay tại trang bạn đang xem:
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
function doHighlight(a,c,f){for(var d="",b=-1,g=c.toLowerCase(),e=a.toLowerCase();0<a.length;)b=e.indexOf(g,b+1),0>b?(d+=a,a=""):a.lastIndexOf(">",b)>=a.lastIndexOf("<",b)&&e.lastIndexOf("/script>",b)>=e.lastIndexOf("<script",b)&&(d+=a.substring(0,b)+'<a title="'+a.substr(b,c.length)+'" alt="'+a.substr(b,c.length)+'" href="'+f+'">'+a.substr(b,c.length)+"</a>",a=a.substr(b+c.length),e=a.toLowerCase(),b=-1);return d} function highlightSearchTerms(a,c,f,d){searchArray=c?[a]:a.split(" ");div=document.getElementById(d);a=div.innerHTML;for(c=0;c<searchArray.length;c++)a=doHighlight(a,searchArray[c],f);div.innerHTML=a;return!0};
//]]>
</script>
- Đoạn 2: Các link mở ra trong tab mới khi click chuột vào thì hãy dùng đoạn code bên dưới:
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
function doHighlight(a,c,f){for(var d="",b=-1,g=c.toLowerCase(),e=a.toLowerCase();0<a.length;)b=e.indexOf(g,b+1),0>b?(d+=a,a=""):a.lastIndexOf(">",b)>=a.lastIndexOf("<",b)&&e.lastIndexOf("/script>",b)>=e.lastIndexOf("<script",b)&&(d+=a.substring(0,b)+'<a title="'+a.substr(b,c.length)+'" alt="'+a.substr(b,c.length)+'" href="'+f+'" target="_blank">'+a.substr(b,c.length)+"</a>",a=a.substr(b+c.length),e=a.toLowerCase(),b=-1);return d} function highlightSearchTerms(a,c,f,d){searchArray=c?[a]:a.split(" ");div=document.getElementById(d);a=div.innerHTML;for(c=0;c<searchArray.length;c++)a=doHighlight(a,searchArray[c],f);div.innerHTML=a;return!0};
//]]>
</script>
5. Tìm đoạn code sau:
<data:post.body/>

- Thay thế nó thành:
<div expr:id='"summary" + data:post.id'>
<data:post.body/>
</div>
<script type='text/javascript'>
highlightSearchTerms('Từ khóa 1',true,'Link từ khóa 1','summary<data:post.id/>');
highlightSearchTerms('Từ khóa 2',true,'Link từ khóa 2','summary<data:post.id/>');
highlightSearchTerms('Từ khóa 3',true,'Link từ khóa 3','summary<data:post.id/>');
</script>
Lưu ý: Mỗi blog thường có từ 2 đến 4 đoạn code <data:post.body/> như trên. Các bạn phải chèn đúng vị trí mới hiển thị.
¤ Trong đó:
  • Thay Từ khóa 1,2,3 thành các từ khóa bạn hay sử dụng trong blog.
  • Thay Link từ khóa 1,2,3 thành link tương ứng với các từ khóa.
  • Để thâm một từ khóa mới bạn chỉ cần thêm đoạn mã bên dưới vào trước thẻ </script> của đoạn code trên.
    highlightSearchTerms('Từ khóa n',true,'Link từ khóa n','summary<data:post.id/>');
6. Lưu mẫu lại.
- Giờ hãy tạo một bài viết mới chứa các từ khóa như bạn đx thiết lập ở đoạn scripts trong bước 6 rồi xuát bản và xem kết quả nha.


 Bài liên quan:

Hướng dẫn tạo Sitemap cho các blogger sử dụng Blogspot

Hướng dẫn tạo autoblog cho blogspot

Hướng Dẫn Tạo AutoBlog Cho Blogspot với Unique Article Wizard

Hướng dẫn chia footer của blogger thành 3 cột